Phương pháp một người thắng Hệ_thống_đầu_phiếu

Hệ thống này có thể được phân loại dựa trên hình thức lá phiếu của nó

Phương pháp tuần tự

Một ví dụ về bầu cử hai vòng. Chỉ có hai ứng viên lọt được vào vòng hai.

Phương pháp đầu phiếu một người thắng phổ biến nhất hiện nay là hệ thống đầu phiếu đa số tương đối (plurality, first-past-the-post, relative majority,...). Ở hệ thống này, mỗi cử tri chỉ được bầu cho một ứng viên, và người thắng cử là người nhận được nhiều phiếu bầu nhất, ngay cả khi số phiếu đó nhỏ số phiếu tương đối (50%).

Phương pháp runoff (tạm dịch: dồn phiếu) cho phép nhiều vòng đầu phiếu đa số tương đối để đảm bảo người thắng cử do đa số cử tri chọn. Việc chọn hai ứng viên có số phiếu cao nhất cho vòng hai runoff cũng là một phương pháp phổ biến nữa. Tuy nhiên, nếu một ứng viên nào đó có số phiếu quá bán thì sẽ không có vòng hai.

Phương pháp lá phiếu ngẫu nhiên là phương pháp mỗi cử tri chỉ chọn một lựa chọn, và mỗi lá phiếu được chọn ngẫu nhiên để quyết định người thắng cuộc. Phương pháp này được dùng phổ biến như là cách chọn một trong những ứng viên có số phiếu cân bằng nhau.

Phương pháp xếp hạng

Bài chi tiết: Đầu phiếu ưu tiên
Trong một lá phiếu xếp hạng điển hình, một cử tri được hướng dẫn đánh số theo thứ tự ưu tiên.

Còn được biết đến với tên phương pháp đầu phiếu ưu tiên (Tiếng Anh: preferential voting methods), phương pháp này cho phép mỗi cử tri xếp hạng các ứng viên theo thứ tự mình thích. Thường thì không phải tất cả các ứng viên được xếp hạng, như vậy, những ứng viên không được xếp hạng được xem như được xếp cuối. Một số nơi còn cho phép cử tri xếp hạng nhiều ứng viên cùng một mức.

Phương pháp đánh giá

Trong đầu phiếu đồng thuận, cử tri có quyền chọn nhiều ứng viên.

Phương pháp đánh giá dường như còn uyển chuyển hơn phương pháp xếp hạng, nhưng lại ít được dùng. Ở phương pháp này, cử tri cho điểm mỗi ứng viên, chẳng hạn cho theo chữ số (ví dụ từ 0 đến 100) hoặc ký tự A/B/C/D/E... Như vậy, người có tổng số điểm cao nhất sẽ thắng cử.

Ở phương pháp đầu phiếu đồng thuận (approval voting), cử tri lại có thể bầu cho nhiều ứng viên mà họ thích, và như vậy nó được xem là một dạng khác của phương pháp đánh giá mà mỗi người được chọn được 1 điểm và không được chọn được 0 điểm.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Hệ_thống_đầu_phiếu http://www.citizensassembly.bc.ca/resources/submis... http://theorem.ca/~mvcorks/code/voting_methods.htm... http://xaravve.trentu.ca/pivato/Teaching/voting.pd... http://www.accuratedemocracy.com/ http://www.discover.com/issues/nov-00/features/fea... http://papers.ssrn.com/sol3/papers.cfm?abstract_id... http://www.mfo.de/programme/schedule/2004/11b/OWR_... http://fc.antioch.edu/~james_green-armytage/voting... http://www.hss.caltech.edu/Events/SCW/Papers/merlv... http://www-2.cs.cmu.edu/~conitzer/MLEvotingUAI05.p...